KHÔNG NÊN KẾT HỢP TỔ YẾN VỚI NHỮNG THỰC PHẨM NÀO?

KHÔNG NÊN KẾT HỢP TỔ YẾN VỚI NHỮNG THỰC PHẨM NÀO?

Yến sào là thực phẩm dinh dưỡng và được biết đến với nhiều công dụng khác nhau cho sức khỏe ở mọi lứa tuổi. Yến sào càng phát huy tác dụng khi kết hợp chế biến cùng các loại thực phẩm khác như sâm, sữa, đông trùng hạ thảo,... Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người quan tâm đến những thực phẩm kỵ với yến sào. Vậy không nên kết hợp tổ yến với những thực phẩm nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Không nên kết hợp tổ yến với những thực phẩm nào?

Có lẽ đây là điều khiến nhiều người thắc mắc khi sử dụng yến sào cho việc bồi bổ và chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình. Tuy nhiên, tin vui dành cho mọi người chính là cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học hay chứng minh nào cho thấy yến sào có kiêng kỵ với bất kì thực phẩm nào khác. 

Mặc dù tổ yến không kỵ với các loại thực phẩm nào nhưng vẫn hạn chế kết hợp trong quá trình sơ chế và chế biến yến sào.

Yến sào kỵ gì khi sơ chế?

Để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng trong tổ yến không bị hao hụt, quá trình sơ chế yến sào cần kiêng kỵ ngâm tổ yến trong nước sôi, nước nóng. Thay vào đó, chỉ nên ngâm yến trong nước lạnh ở nhiệt độ bình thường. Ngoài ra, thời gian ngâm tổ yến lý tưởng là 15 - 20 phút. Không nên ngâm quá lâu để tránh làm lượng protein trong tổ yến bị thuyên giảm. Đối với các tổ yến to, cứng, dày hay bộ phận chân yến thì có thể ngâm lâu hơn một chút. 

Tổ yến kỵ gì khi chế biến?

Đối với yến sào, cách chế biến phù hợp nhất và ít bị hao hụt hàm lượng dinh dưỡng nhất là chưng cách thủy với đường phèn. Nếu thích có thể kết hợp thêm một vài nguyên liệu bổ dưỡng khác như táo đỏ, hạt sen, hạt chia, kỷ tử, gừng tươi,… Tuyệt đối không nấu yến với nước trực tiếp trong nồi vì tổ yến kỵ nhiệt độ cao. Nếu chế biến theo cách này sẽ khiến các vi khoáng chất trong tổ yến bị bốc hơi hết. 

Ngoài chưng, có thể sử dụng yến sào trong các món cháo yến, súp yến, chè yến, gà tiềm yến, bồ câu hầm yến,… Nhưng lưu ý là không nấu yến trực tiếp với những món ăn này. Mà nên chưng yến riêng, sau đó cho vào khi các món ăn này đã gần chín. Điều này sẽ vừa đảm bảo độ thơm ngon, vừa bảo toàn được giá trị dinh dưỡng của tổ yến. 

Yến sào khi bảo quản nên lưu ý điều gì?

Yến sào khô khi bảo quản có thể giữ được 2 - 3 năm trong điều kiện khô ráo, thoáng mát, tránh độ ẩm và ánh nắng mặt trời. Còn yến sào tươi khi bảo quản thì cần cho vào hộp kín hoặc túi zip rồi bảo quản trong ngăn đông hoặc ngăn mát tủ lạnh, và sử dụng được vài tháng. Đặc biệt, với tổ yến đã chế biến thì nên sử dụng hết trong 1 tuần (với điều kiện bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh).

Nên sử dụng yến sào khi nào?

Yến là một sản phẩm giàu chất dinh dưỡng nên rất tốt cho sức khỏe của người dùng. Nhưng để yến được hấp thụ tối đa vào cơ thể người, có công dụng cao nhất cho sức khỏe thì ta nên ăn yến vào những thời điểm vàng. 

Thời điểm vàng ăn yến tốt nhất được các bác sĩ khuyên dùng là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, bữa chiều giữa bữa ăn trưa và ăn tối, buổi tối trước khi đi ngủ. Đây là 3 thời điểm ăn yến sào tốt nhất cho cơ thể mà người tiêu dùng nên biết, khi ăn yến vào các thời khắc trên sẽ giúp yến được hấp thụ vào cơ thể dễ dàng hơn, yến được phát huy hết các công dụng tốt nhất.

-----

Mọi chi tiết xin liên hệ: Công Ty Yến Sào Cần Giờ

Địa chỉ: 91 Cao Triều Phát,Phú Mỹ Hưng , P. Tân Phong, Quận 7, Tp. HCM

📞Hotline: 0903 900 135

📲Email: Lienhe.yensaocangio@gmail.com

🌐Web: https://yensaocangio.vn/

Tham khảo các loại Yến Sào Cần Giờ

  

← Bài trước Bài sau →